Friday, March 25, 2011

30.4.1975 Tiếng Khóc Hờn Ai Oán

Đốt nén nhang tưỡng niệm ngày oan nghiệt
  Oán hờn căm ôi khũng khiếp kinh hoàng .
 Ngôn Nguyễn ĐCT72

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.

Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe tank M 113, M 48 mà binh sĩ Sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi tôi và Trí người em con cậu háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.

Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.

Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :

- Dì kiếm gì vậy hả dì?

Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :

- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẩn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :

- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.

Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.

Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí, miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.

Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:

- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.

Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:

- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.

Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:

- Dì ơi! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:

- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.

Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.

Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.

Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?

Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?

Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.

Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.

Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.
Phạm thắng Vũ

Thursday, March 24, 2011

“The Lucky Few - The Story of USS Kirk” USS Kirk cứu người tị nạn Thang 4-1975


Chuyện tàu USS Kirk cứu người tị nạn Việt Nam lên màn ảnh
Wednesday, March 23, 2011 7:53:39 PM




Hà Giang/Người Việt

Từ bấy lâu nay, khi nhắc đến cuộc chiến Việt Nam, cả thế giới đều hình dung đến một hình ảnh được chiếu đi chiếu lại trong chương trình tin tức buổi tối của các đài truyền hình vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Cuối tháng 4 năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ, một chiến thuyền hộ tống nhỏ mang tên USS Kirk đóng một vai trò thiết yếu nhưng gần như bị lãng quên, là giải cứu gần 30,000 người Việt tị nạn. Ðây là hình một thủy thủy của USS Kirk săn sóc một trẻ em Việt Nam trong hành trình này. (Hình: Hugh Doyle, cựu Kỹ Sư Trưởng của USS Kirk).
Ðó là hình ảnh một chuỗi người chen chúc nhau leo lên cầu thang của chiếc máy bay trực thăng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đậu trên một sân thượng để chuẩn bị di tản nhân viên Tòa Ðại Sứ Mỹ ra khỏi Việt Nam, vào những phút giây hoảng loạn trước khi Sài Gòn thất thủ.
Ba Mươi Tháng Tư một lần nữa lại sắp đến, và giữa lúc người Việt tha hương khắp nơi đang chuẩn bị tưởng niệm biến cố lịch sử đã xua hơn một triệu người Việt Nam ra biển, liều chết tìm tự do, thì cuốn phim về một cuộc di tản quan trọng khác, cũng do chính phủ Hoa Kỳ đảm nhiệm, lần đầu tiên được ra mắt khán giả, kể lại một sự kiện xẩy ra cách đây gần 36 năm.
Ðó là cuốn phim tài liệu có tên “The Lucky Few - The Story of USS Kirk” (Những Người May Mắn - Câu chuyện của USS Kirk).
USS Kirk là gì? Những người may mắn đó là ai? Và tại sao câu chuyện của 36 năm về trước bây giờ mới được kể?
Muốn trả lời thỏa đáng những câu hỏi này, cần phải vén bức màn quá khứ.
Vào cuối tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam đắm chìm trong hoảng hốt, hỗn loạn, khi lính Bắc Việt bao quanh thủ đô Sài Gòn, và tất cả những người Mỹ và Việt Nam đang tìm mọi cách để thoát đi hay lẩn trốn.
Ngày 30 tháng 4, quân đội Bắc Việt tiến vào đường phố Sài Gòn bấy giờ đã rất hoang vắng. Xe tăng ủi vào cánh cổng của Dinh Ðộc Lập, lính Bắc Việt leo lên nóc tòa nhà và thượng cờ cộng sản.
Chỉ vài giờ trước đó, những người Mỹ cuối cùng đã được đưa lên trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến bay đến những chiến hạm Hoa Kỳ chờ đợi ngoài khơi.
Cuộc chiến Việt Nam chính thức chấm dứt khi những chiếc tầu chiến của Hải Quân Hoa Kỳ rủ nhau rời bến, thả lên trời những cụm khói đen.
Tối hôm ấy, ông Paul Jacobs, thuyền trưởng của chiến thuyền hộ tống nhỏ mang tên USS Kirk, nhận được một mệnh lệnh khó hiểu là phải trở lại Việt Nam.
Thuyền trưởng Jacobs nhớ rõ, vị Ðô Ðốc Donald Whitmire, chỉ huy của chiến dịch “Operation Frequent Wind,” lúc đó đang ở trên chiến thuyền USS Blue Ridge, chuyến tầu đầu đàn của Ðệ Thất Hạm Ðội, ra chỉ thị cho ông bằng một câu nói vỏn vẹn:
”Chúng tôi phải cử ông quay lại để giải cứu Hải Quân Việt Nam (VNCH), chúng ta quên béng đi mất họ. Và nếu chúng ta không giải cứu, có lẽ họ sẽ bị tàn sát hết.”
Thêm một điều khó hiểu nữa, Ðô Ðốc Donald Whitmire báo cho Thuyền Trưởng Jacobs biết là ông sẽ phải nhận mệnh lệnh từ một “dân sự” có tên Richard Armitage.
Khuya hôm ấy, ông Richard Armitage, (sau này trở thành thứ trưởng Ngoại Giao, dưới quyền Ngoại Trưởng Colin Powell), lúc đó mới 30 tuổi, thuộc tình báo của Hải Quân Hoa Kỳ, được Bộ Quốc Phòng biệt phái đi theo Ðệ Thất Hạm Ðội, lên thuyền và ra chỉ thị cho thuyền trưởng Jacobs là “đến Côn Sơn.”
Và chỉ với một lệnh miệng đơn giản thế thôi, chiến thuyền hộ tống nhỏ bé USS Kirk quay đầu, nhắm hướng Côn Sơn mà đi, đơn độc thi hành công tác mới.

Côn Sơn là đâu?

Côn Sơn là một hòn đảo cách bờ biển Nam Việt Nam khoảng chừng 50 dặm, lúc đó chưa bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng. Cảng Côn Sơn lúc đó đang là nơi ẩn náu của những gì còn sót lại của Hải Quân VNCH.
Trước đó ông Richard Armitage đã dàn xếp để tụ tập các tầu Hải Quân Việt Nam ở Côn Sơn. Mệnh lệnh của ông từ Washington là phải giải cứu hay tiêu hủy hết những tầu chiến của Hải Quân VNCH, và không để những tầu này lọt vào tay cộng sản.

Ðoàn tầu của Hải Quân VNCH theo chiến thuyền hộ tống USS Kirk đến Subic Bay, Philippines. Nhiệm vụ của USS Kirk vào lúc cuộc chiến Việt Nam kết thúc là đưa những gì còn sót lại của Hải Quân VNCH an toàn đến Philippines. (Hình: Hugh Doyle, cựu Kỹ Sư Trưởng của USS Kirk).
Khi bình minh ló dạng vào sáng ngày 1 tháng 5, 1975 thì USS Kirk đến được đảo Côn Sơn. Ðón chào USS Kirk là 30 tầu Hải Quân VNCH, vài chiếc thuyền đánh cá và tầu chở hàng. Trên mỗi chiếc tầu, đông kịt người tị nạn.
Giải cứu đoàn tầu của Hải Quân là một chuyện, giải cứu cả đoàn người tị nạn lại là một chuyện khác. Nhưng thuyền trưởng và thủ thủy đoàn của USS Kirk không có sự lựa chọn nào khác. Công tác mới của họ giờ đây là giải cứu cả đoàn tầu lẫn đoàn người tị nạn. Tất cả khoảng 30,000 người.
Do Cơ Quan Y Tế và Giải Phẫu Hoa Kỳ thực hiện vào cuối năm 2010, cuốn phim tài liệu “Những Người May Mắn - Câu chuyện của USS Kirk” ghi chép lại câu chuyện chiếc tầu USS Kirk và hải hành đoàn 260 người, trong một nhiệm vụ bất ngờ, giải cứu được đoàn tầu Hải Quân VNCH và khoảng 30,000 người tị nạn “may mắn.”
Chiến tầu USS Kirk đã xoay sở thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm và bất ngờ này ra sao? Những chiếc tầu Hải Quân VNCH kia được đưa đi đâu? Ai là thuyền trưởng trên những chiếc tầu đó? Những người tị nạn được giải cứu kia bây giờ phiêu bạt ở phương trời nào?
Hãy xem và đón xem “Những Người May Mắn - Câu chuyện của USS Kirk” để trả lời những thắc mắc trên.
Trong dịp 30 tháng 4 năm nay, nhật báo Người Việt và Little Sài Gòn TV hãnh diện đồng bảo trợ, và tiếp tay chi hội Tây Nam của “Ủy Hội Liên Bang Mỹ-Á Thái Bình Dương” (Federal Asian Pacific American Council Southwest) trong việc quảng bá cuốn phim tài liệu lịch sử này.
Bà Sharon Nicholas, người Mỹ gốc Việt, tên Việt Nam là Trang Uyen Nguyen, giám đốc điều hành của “Ủy Hội Liên Bang Mỹ-Á Thái Bình Dương,” chi hội Tây Nam, cho nhật báo Người Việt biết bà dự trù sẽ có “khoảng 1,500 người đến tham dự” buổi trình chiếu, và dự định “sẽ mời thuyền trưởng của USS Kirk thời đó là ông Paul Jacobs, một số người trong thủ thủy đoàn, cũng như đội ngũ thực hiện và sản xuất cuốn phim.”
Tiếp tay buổi trình chiếu còn có đại diện của Hải Quân Hoa Kỳ là Trung Úy Anthony Tran, một người Mỹ gốc Việt, tị nạn tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1975.
Trả lời câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt là tại sao lại hỗ trợ việc trình chiếu cuốn phim tài liệu này, bà Sharon Nicholas phát biểu: “Tôi đã từng làm việc cho Hải Quân Hoa Kỳ, và trong vai trò giám đốc của Ủy Hội Liên Bang Mỹ-Á Thái Bình Dương, thấy rằng cuốn phim tài liệu này cần được phổ biến để cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng và Mỹ Á Châu Thái Bình Dương nói chung có dịp nghe những nhân chứng sống kể lại việc làm đầy tình người của USS Kirk.”
Bà Sharon Nicholas cũng cho biết hiện đang dồn nỗ lực để chuyển âm cuốn phim ra tiếng Việt trước khi trình chiếu, và rất cần sự tiếp tay của các cơ sở thương mại hay cá nhân để đài thọ cho mọi phí tổn.
Còn Trung Úy Anthony Tran thì tâm sự rằng, “Tôi là một người Việt tị nạn” như nhiều người khác trong cộng đồng, và “dù không được USS Kirk giải cứu, tôi vẫn cho mình là một người may mắn.”
Trung Úy Anthony cũng cho biết là sau khi xem xong cuốn phim, và hiểu được vai trò thiết yếu của USS Kirk trong việc giải cứu các chiến thuyền của Hải Quân VNCH cũng như cứu sống được biết bao nhiêu người tị nạn, ông “càng hãnh diện vì mình đang phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ.”
”Tôi mong rằng chúng ta có thể tiếp tay để phổ biến cuốn phim về hành động đầy nhân đạo và quả cảm này của thủ thủy đoàn USS Kirk thật rộng rãi để những thế hệ người Mỹ gốc Việt mai này hiểu được lịch sử và tỏ lòng biết ơn nếu có dịp,” Trung Úy Anthony nói thêm.
Chi tiết về ngày giờ và nơi trình chiếu cuốn phim sẽ được đăng tải trong một ngày gần đây.
Mời độc giả đón đọc cuộc phỏng vấn bà Sharon Nicholas và Trung UÔy Anthony Tran, cũng như những nhân vật đã góp phần trong việc thực hiện cuốn phim “The Lucky Few - The Story of USS Kirk” trong những số báo tới.

Monday, March 21, 2011

Nói với tôi một lời, dù lời ấy sẽ theo thời gian trôi


Hắn nhớ lại

Một chiều xám xịt xa xưa ấy, hắn lầm lũi từng bước buồn trên đại lộ hoàng hôn, hắn đang nghe hoàng hôn trong đời hắn, thân hình đen đủi, bộ quần aó lạ lùng, không phải quần áo của hắn, ai đó gọi hắn cởi bộ đồ yêu thương của hắn và đưa cho hắn bộ này, cái quần thì hai lần như hắn chui củng lọt, không áo, chân lê dép nhựt, thất thểu như kẽ không hồn, đầu hắn mụ mẩn.

Chuyện gì đã xãy ra, hắn nghe văng vẵng lời kêu gọi đầu hàng, buông súng, thế là hết, chí tang bồng không cánh mà bay, hắn muốn tự sát, hắn còn súng trong người, nhưng chết làm sao, đời hắn còn trẽ quá, mới qua tuổi 22 vài tháng, lon Thiếu Úy chưa kịp rữa, và một tình yêu vừa mới lên ngôi.

Tình yêu, có thể tình yêu làm hắn sợ chết, làm hắn yếu mềm chăng, nàng mới vừa 17, chưa một lần yêu ai ngoài hắn, hai đứa mới được hôn nhau chỉ mỗi một lần, nụ hôn trao nhau vội vàng ngoài song cữa vì sợ mẹ hắn la, còn nàng mồ côi cha lẩn mẹ rất sớm, nàng vội vàng thăm hắn , vội vàng đi, trong nỗi buồn không ra đi vội vàng của cả một dân tộc.

Tình yêu ấy bây giờ nằm trong ký ức chực chờ sống lại một ngày nào đó, hắn tin là sẽ sống lại, dù bây giờ hắn đã gần 60, nhưng khi nhớ đến tình yêu, hắn cứ như người trong mộng, hắn lại trở về tuổi 22 với người yêu 17, với bộ đồ bệt rằn ri và nón đỏ nghênh ngang, hắn nuối tiếc thèm thuồng nụ hôn  đầu đời của người con gái, ngọt ngào rung động tận tâm can, hắn đã gởi những cái hôn gió thật nồng nàn, môi hắn chụm lại, mấp máy, hắn cứ tưởng tượng nàng cũng đang hôn hắn như thế.

Hai đứa lạc mất nhau theo vận nước nỗi trôi từ ngày ấy, hắn đau đớn điên cuồng, nhiều khi hắn âm thầm khóc, nhiều khi hắn ra nơi trống vắng gọi tên nàng “ Thúy ơi, Thúy ơi”, duy có một điều hắn không làm là tìm quên trong men rượu, vì hắn cần phải tỉnh, cần phải mở to mắt và nhất là hắn cần sức mạnh của tinh thần và thể xác để chờ đón cơn cuồng nộ của đất trời sẽ đổ xuống trên dân tộc hắn, vì thế, hắn trở nên cứng cỏi, bình tĩnh và chiêm nghiệm.

Hắn nhận ra rằng sợ chết không phải lỗi của tình yêu, hắn chưa được hưỡng bổng lộc nhiều để nuối tiếc, những lần hành quân nhảy vào mật khu đôi khi thiếu cả lương khô, hắn nhớ nhất là lần nhận thùng cá mòi hộp, lớp trên đếm đủ nhưng lớp tận cùng hộp cá xoay ngang, chia cho toán xong thì phần hắn thiếu, nhưng không sao, hắn bấm bụng vào rừng, hắn tin anh em không bỏ hắn, và đúng thế, bây giờ nhớ lại, hắn tự rủa mình sao lại ngu, sao lại quá lý tưởng.

Có lần họp Sĩ Quan hắn mang đôi giày há mỏm, Thiếu tá thuyết trình có  nhìn thấy nhưng không chút động lòng, cho dù trong kho vẩn còn hằng hà chờ cho ra khu Dân Sinh. Lúc đó hắn cũng không buồn khi nghe ông Tá diểu cợt đôi giày há mõm và sợi dây buộc ngang mũi giày của hắn, hắn nghĩ rằng ông cũng chẵng có quyền gì ngoài quyền làm thuyết trình viên.

Hắn nhớ lần về phép, hắn hãnh diện trong bồ đồ Biệt Kích, chiếc nón đỏ mượn tạm nón Thiếu sinh Quân cũng tạm tạm ra oai, nhưng xui cho hắn, cởi xe Honda vòng vòng khoe mẽ, chạy ngang cầu Bao Vinh, Huế, gió thổi bay nón xuống cầu, ôi, đúng là:

Chiếc nón đáng mặt anh hào

Nón bay xuống cầu anh nào dám gặp em

Hắn cũng còn nhớ, những ngày cuối cùng hắn kiếm đâu ra bộ đồ thật đẹp, chỉ mỗi một bộ trên người cho đến ngày bị lột bỏ, hắn đau lắm, gia tài của hắn chỉ còn có nhiêu đó

Theo tiếng loa ra rả kêu ngày ấy, hắn theo mọi người chui vào rọ, như bầy vịt, tối tối, ,được,, hay bị,, lùa về chuồng, chờ mổ xẽ từng lời ăn tiếng nói, chờ được dạy dỗ những điều không cần phải học, chờ học những điều không cần phải dạy, chờ cột đèn biết chạy,và chờ, chờ cả chu kỳ vận nước chín năm, thật khùng ơi là khùng.

Gần 6 năm trong trại tù Cải Tạo, hắn không có ngày no, hình như hắn có 6 hay 7 lần thăm nuôi gì đó, vì gia đình hắn tất cả đàn ông đều đi vào tù, không ai dưới 5 năm, thằng em hắn được dịp đền nợ nước, thân xác chôn vùi làm phân bón cỏ cây trên rừng biên giới suốt 32 năm, sau này khi hốt xác, chỉ may mắn còn đốt xương cổ.

Những năm tù đói khổ, cũng là thời gian hắn tự luận anh hùng, suy ngẩm,,và suy nghiệm,

Hắn đã từng,, ngần ngại quyên sinh,,,,vì ngần ngại nên hắn thoát chết, hắn cũng đã từng đi chung toán cuốc phải mìn, 2 chết, cả tá bị thương, trong đó có hắn, nhẹ thôi, nhưng khi được đi ra ngoài đến bịnh viện rọi hình và băng bó vết thương, hắn chợt nhận ra rằng đồng bào của hắn còn bi thương hơn hắn, chỉ khác là họ còn chút tự do, một chút thôi, cũng tạm đũ làm người.

Hắn sống như cái bóng không hồn  từ trại tù này qua trại tù khác, ăn những thứ có thể ăn, giành ăn với giòi bọ, vì hắn cần sống, như những bạn tù của hắn, họ cũng cần sống, lúc ấy, có cả các cấp chỉ huy trực tiếp của hắn, các anh cùng chịu đau khổ với hắn, hắn cảm thấy nhẹ lòng.

Ra tù, hắn tìm đủ cách để mưu sinh, nhưng cái nghề duy nhất mà tù cải tạo có thể làm là phu xích lô, hắn đã có 21 tháng với những ngày lưởi khô miệng đắng, nhục nhã ê chề, bị mắng nhiếc, xĩ vã và khinh miệt, hắn thấm thía thế nào là làm phu, phu xích lô hay phu xe kéo ngày xưa cũng chỉ là một thứ, một loại cùng đinh, nhưng loại cùng đinh ngày ấy của hắn còn mang thêm một tội với đời, tội phản quốc và tội để Tổ Quốc rơi vào tay giặc.

Người ta dạy cho con hắn chữi ngược lại hắn, dạy cho chúng vỗ tay trên nỗi đau xé lòng của hắn, nhưng hắn chỉ cười, chúng nó cũng như bầy vịt thã rông ngoài đồng, hắn nhớ câu chuyện: trên chó dưới chó, tất cả đều là chó cả , .,, và tự tâm đắc một mình, và cũng vì thế hắn không giận.

Nhưng ai nói rằng hắn không có vết thương lòng, vết thương không bao giờ lành lặn, những khi nhói đau vì nhớ lại làm hắn nỗi khùng, nhiều khi nước mắt hắn chảy, hắn đổ lỗi cho cát hay rơi vào mắt, những hạt cát và những giọt nước mắt thời gian.

Hắn nhớ có lần ông Đại Tá to nhứt binh chủng về trước hàng quân hô hào đánh giặc, ra quân lệnh hùnh hồn, hắn khoái chí vỗ tay, hắn mong ngày ra trận, cái đầu trai trẽ ngu si của hắn cứ coi trời bằng vung, nào đâu có biết, sau những lời kêu gọi ồn ào là sự trốn chạy nhục nhã

Anh hắn và em hắn vào ngày cuối cùng theo lịnh người anh cả của đơn vị đường hoàng ra điều kiện với giặc, đường hoàng ngay ngắn xếp hàng ba hạ vũ khí và tan hàng, đầu hàng theo lịnh trên, đầu hàng trong danh dự, hắn nghe chuyện mà cảm thấy tự hào cho hắn, cho gia đình hắn, phải có những người như thế.

Hắn còn nghe ông Tướng này vị Tá nọ, kể cả anh em cùng cấp với hắn và nhỏ hơn hắn, đã tự sát trong ngày buông vũ khí, hắn cảm thắy hổ thẹn, hắn đã không dám làm như họ, hắn tôn thờ những hành động này, hắn không dám đánh giá đúng sai của những cái chết, và hắn phục.

Bây giờ hắn đang ở xứ tự do, hắn có điều kiện tìm tòi, nghe ngóng và học hỏi, hắn được nghe nhiều bản nhạc hay, những bản tình ca không gượng ép, hắn cũng nghe tiếng hoan hô đả đảo, đôi khi hắn cũng có tham gia vài lần, nhưng rồi hắn lại thôi, vì sao.?, hắn chưa giải thích được, chỉ có thế.

Mỗi khi nghe ca sĩ Thế Sơn với bài Anh còn nợ em, hắn gật gù, ôi sao đúng quá.

Anh còn nợ em, công viên ghế đá, lá đổ chiều êm

Anh còn nợ em, dòng xưa bến cũ, con sông êm đềm

Anh còn nợ em, cuộc tình đã lỡ, anh còn nợ em

Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng, nắng chói qua song

Bài hát diển tả đúng nỗi lòng của hắn, và hắn cứ nghêu ngao khi hắn ngồi một mình, rồi hắn cũng chợt nhận ra hắn đang nợ bạn bè, anh chị em của hắn, những đồng đội của hắn còn kẹt tại quê nhà một lời xin lỗi, hắn no đũ xứ người khi anh chị em và đồng đội của hắn nghèo đói trên quê hương mà hắn chưa, hay quên, hay làm chưa đũ cho họ, dù không phải lỗi của hắn, hắn thấy tâm tư áy náy, rồi hắn lại hát ... anh còn nợ em.

Vâng, lần này hắn hát thay lời nhắn, rằng:

 anh còn nợ em, một lời xin lổi.

Ông Đại tá, to tiếng trước hàng quân và âm thầm bỏ mặt quân của ông. Những đứa kịp theo đuôi, những đứa còn kẹt lại, cả hai cùng từ chết tới bị thương, quân của ông chỉ biết cầm súng, trôi giạt bốn phương trời, cho đến thành đạt nơi xứ người bằng sức của chính họ.

Quân của ông bị hành hạ, đày đọa trong lao tù, từ quan tới lính, kẻ kiết lỵ kiệt sức, kẻ bị tra vấn tối ngày vì mang tiếng là lính của ông, kẻ bị bắn bằng ba mủi AK47 với đầy đủ cấp số đạn với chỉ cái tội nhớ vợ bỏ tù chạy về nhà.

Quân của ông, những oan khiên mà họ âm thầm gánh chịu trong đó có hắn, ra tới quê người, khi nhắc tới ông họ không hề tỏ ra oán giận, hắn nhận thấy nơi họ lòng bao dung, họ vẩn nhắc đến tên ông với quân hàm và chức vụ trước tên của ông với đầy đủ lòng kính trọng, dù sao ông cũng là một bậc đàn anh của họ

Duy có một điều hắn thực sự không hiểu được, rằng ông Đại tá dù ra đi trước vì vận nước nỗi trôi, anh em thông cảm cho ông, bây giờ vào cái tuổi cổ lai hy, sao ông không anh dũng nói với anh em một lời xin lổi, dù cho rằng không phải lổi tại ông, nhưng khi ông tuyên bố "Ai bỏ ngũ sẽ bị đem ra tòa án binh",, thì lời xin lỗi này cũng không phải là quá đáng.

Đừng bỏ rơi anh em thêm lần nữa, cùng nhau tha thứ và xin lỗi nhau, chắc có kẻ sẽ ngậm cười nơi chín suối

Đại tá ơi, hãy :

Nói với tôi một lời, dù lời ấy sẽ theo thời gian trôi

Nói với tôi một lời, dù ngày mai trái đất nứt làm đôi

...................................................................................

Nói với tôi một lời, đừng lặng thinh như thế giữa niềm đau.

Chào Đại Tá, hắn và đồng đội đang chờ Đại tá, trước hàng quân, oai hùng như năm xưa nhưng lần này sẽ nói lời xin lỗi chân tình nhất, hắn sẽ là đứa đầu tiên chào và ôm hôn Đại tá như ôm một người anh thân thiết nhất.